Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 05-06-2012, 08:06 AM
thao thao đang online
Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 77
Mặc định Sg có cafe "bệt", HN có phở "bệt"

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

LÊN PHỐ CỔ ĂN PHỞ BỆT

Mua đồ đâu cứ phải vào shop mới chọn được đồ đẹp. Nhiều khi ở bất kì một hàng đồ cũ nào nếu chịu khó “mỏi mắt tìm, mỏi tay bới” cũng không hề phải thất vọng, vẫn may mắn được món đồ “cực rẻ”, “cực độc” đấy thôi. Đi ăn phở cũng thế, không nhất thiết là phải vào một hàng phở gia truyền hay một nhà hàng phở sang trọng, vẫn có thể thưởng thức đủ mùi, đủ vị, đủ những tinh túy của đất Hà Thành trong một bát phở hè phố. Nếu không tin, bạn thử lên Phố cổ ăn phở “bệt” mà xem.

Đúng như chữ “bệt”, ăn phở ở đây không nhiêu khê cần bàn ghế đàng hoàng như trong một quán phở thông thường. Chủ cửa hàng sẽ xếp những chiếc ghế lùn tịt, bé xíu như ghế của bảy chú lùn gọn gàng trên một vỉa hè nào đó. Vậy nên có ngồi ghế mà cũng chẳng khác nào ngồi “bệt”. Khách cứ việc thoải mái tự chọn chỗ ngồi. Nói là thoải mái nhưng khách cũng cần “nhanh chân, nhanh mắt” mới chọn được chỗ tạm ổn vì phở “bệt” cũng nườm nượp khách chẳng kém cạnh một hàng phở gia truyền là mấy. Thế nên mới có chuyện nhiều khi ghế ngồi còn chẳng có nói gì đến ghế “làm bàn”, bát phở nóng rẫy tay không biết đặt đâu cho “có duyên”. Khách mới ăn lần đầu sẽ loay hoay hết chuyển sang tay phải lại chuyển sang tay trái, đặt xuống đất cũng dở mà cầm bát cũng không xong.


Phở “bệt” hàng Trống

Đi ăn phở “bệt” cũng na ná như đi ăn phở thời mậu dịch của thế kỉ trước. Cũng trả tiền rồi mới có phở. Mà cũng là cái bát phở công nhận chẳng lấy làm đẹp lắm so với bát phở hay đi ăn hàng. Ngay từ chiếc bát đựng phở làm từ thứ men không lấy gì làm đặc sắc, trông giản dị vô cùng. Những gì đựng trong bát cũng giản dị như thế. Chỉ có chút bánh phở vài cái ngoắng đũa đã hết veo, vài miếng thịt “thái điêu” mỏng dính, nhúm hành hoa “tiết kiệm” và một thứ nước dùng luôn sôi sùng sục là được một bát phở “bệt”. Ấy thế mà phở “bệt” vẫn cứ “hút” người ta, “lôi kéo” người ta đến tài. Ăn rồi mới biết phở “bệt” ngon một cách ngạc nhiên. Phở ngon mộc mạc từ miếng thịt mỏng tèo sừn sựt, từ mùi thơm thoảng qua của hành và thứ nước dùng ngọt đậm. Đúng là thứ nước dùng ngọt rất thật, rất đậm chứ không hề ngọt cái kiểu ngọt “mì chính” lờ lợ như phở thông thường.


Phở “bệt” “kết duyên” quẩy vỉa hè

Phở “bệt” giá cũng “bệt” luôn. Chỉ cần mười nghìn là có ngay một bát phở, thêm bốn nghìn nữa cho “phở, quẩy kết duyên”. Ăn xong gọi thêm cốc trà nóng giá một nghìn nhâm nhi thì đúng là không còn gì “chất” hơn. Phở ngon, quẩy giòn, trà ấm áp mà chỉ vừa tròn giá một bát phở bình dân quả là quá “bèo”. Nhưng thấy thế mà chớ vội nghĩ khách của hàng phở “bệt” chỉ toàn những người dân lao động bình thường. Vào hàng phở “bệt” vẫn thấy dân văn phòng, xe tay ga hay cả mấy ông tây ba lô cũng xì sụp, xuýt xoa “mê tít” phở như thường. Đây chính là điều thú vị hấp dẫn của phở “bệt”. Đã đi ăn phở “bệt” thì không còn lằn ranh giới sang hèn, ai cũng trả cùng một giá và cùng ngồi “bệt” như nhau để cùng cảm nhận “lạ- quen” trong mỗi bát phở. Anh “tay ga” sẽ rất lễ phép với bác xe ôm: “của bác đây ạ” khi bác nhờ anh lấy hộ chai tương ớt. Hay ông tây vô tư xì xồ một câu tiếng Việt: “cho đỉa quầy đi ém” khiến tất cả mọi người đi ăn, cả ông cũng bật cười. Tự dưng mọi khoảng cách được xóa nhòa, người ta không cần phải ngại ngần và e dè nhau nữa. Tất cả mọi người trở nên gần gũi và xích lại gần nhau thân thuộc, nhờ một bát phở “bệt”.

Theo TCMN
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 09:20 AM


Liên hệ - Chợ thông tin Ẩm Thực Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên

SangNhuong.com thiết kế
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.