

Chợ thông tin Ẩm Thực Việt Nam
» THẾ GIỚI ẨM THỰC
» Thông tin ẩm thực
»
Làm sao biết trẻ bị đau ruột thừa?
![]() |
|
Công cụ bài viết | Kiểu hiển thị |
|
#1
|
|||
|
|||
![]() Viêm ruột thừa có thể xuất hiện ở trẻ bất cứ lứa tuổi nào. Nguyên nhân • Đôi khi trẻ bị đau ruột thừa do sức đề kháng của cơ thể kém, gặp vi trùng xâm nhập cơ thể không đủ sức chống lại chúng. Kết quả là vi khuẩn xâm nhập vào trực tràng, gây viêm. Để xác định bệnh một cách chính xác, bác sĩ sẽ lấy máu và thử phân của trẻ • Do hệ thần kinh ở vùng ruột thừa của trẻ còn non nớt, trẻ mắc nhiều bệnh (viêm họng, cảm, viêm tai...) làm cho viêm ruột thừa phát triển nhanh. • Do trong ruột có vật lạ (vỏ hạt, xương cá, hay vật ký sinh (giun sán). Triệu chứng • Nếu trẻ còn nhỏ, bạn nên chú ý tới những triệu chứng “gián tiếp” của bệnh. Trẻ bỗng trở nên ẻo lả, không thèm chơi, không quan tâm tới đồ chơi, cố giữ chỗ đau: co chân vào bụng, xoay ra nằm nghiêng. Khi bạn bế trẻ lên, trẻ càng khóc to hơn. Trẻ lớn hơn có thể giải thích và chỉ vùng bị đau. • Đôi khi cảm giác khó chịu xuất hiện ở vùng bụng trên (quanh rốn), dần dần di chuyển xuống dưới. Trẻ có thể cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, vùng cơ quan sinh dục hay hậu môn, bởi vậy trẻ khó nói chính xác là đau chỗ nào. • Cơn đau có thể kéo dài vài tiếng, sau đó nhẹ đi vì cơ quan thần kinh của ruột thừa teo dần, nhưng vấn đề bệnh vẫn còn tồn tại. Quá trình bệnh trở nên phức tạp hơn, có thể dẫn tới viêm màng bụng, còn gọi là viêm phúc mạc. Trẻ đau khắp vùng bụng, có hiện tượng bụng trướng, hơi và phân bị tích tụ lại ở ruột. • Nhiệt độ cơ thể có thể tăng tới gần 40 oC, mạch đập mạnh, trẻ uể oải, nhợt nhạt. Hiện trạng này có thể thấy ngay khi trẻ mới kêu đau lần đầu, vì ở trẻ nhỏ bệnh có thể diễn biến rất nhanh chóng. • Nếu bạn có nghi ngờ dù rất mong manh là bé nhà bạn đau ruột thừa, thì hãy gọi cấp cứu ngay. Đừng thăm dò, chờ đợi những triệu chứng nêu trên, đánh mất thời gian cứu chữa quý giá. Bác sĩ khám Để xác định bệnh một cách chính xác, ngoài việc sờ nắn định vị vùng đau, bác sĩ sẽ lấy máu và thử phân của trẻ. Bạn đừng quên giữ lại tã giấy của bé. Việc khám và chẩn đoán có thể kéo dài, nên người ta thường bố trí để trẻ nhập viện. Trẻ sẽ được các bác sĩ nhi, phẫu thuật, nếu cần thiết có cả bác sĩ chuyên về vi khuẩn xem xét kết luận có phải phẫu thuật cho bé hay không. Nếu trẻ cần phải cắt bỏ ruột thừa, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn vì phẫu thuật có gây mê. Chỉ sau một tiếng là mọi khó chịu sẽ qua đi. Nếu điều kiện cho phép, bạn cố gắng ở bên cháu khi cháu mở mắt tỉnh dậy. Mọi sự sẽ suôn sẻ Sau phẫu thuật, trẻ được giữ lại để theo dõi trong vòng 4-8 ngày. Ra viện, thời gian đầu bạn tránh để bé hoạt động nhiều. Thay những trò chạy nhảy, leo trèo và đạp xe bằng những cuộc đi dạo công viên, đọc sách, vẽ, những trò chơi không đòi hỏi hoạt động cần nhiều sức lực. Sau khi bác sĩ khám kiểm tra cho phép, bạn có thể từ từ cho bé hoạt động trở lại. CamNangGiaDinh.com.vn theo MVB |
![]() |
«
Chủ đề trước
|
Chủ đề tiếp theo
»
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 12:02 PM