
05-06-2012, 09:47 PM
|
Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 70
|
|
ăn dặm không đúng cách gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức cao ở Việt Nam là do các bà mẹ đã không được trang bị kiến thức đầy đủ trong việc chăm sóc bé trong giai đoạn ăn dặm, mà chỉ dựa vào các kinh nghiệm có sẵn, thiếu khoa học.Chẳng hạn, một số bà mẹ tin rằng mua thịt, xương, cá rồi hầm lấy nước pha bột, nhưng thực tế toàn bộ chất bổ dưỡng lại nằm trong phần xác, chứ trong nước không có bao nhiêu. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này lại chưa đủ mạnh để tiêu hóa hết các xác thịt cá, nên sau cùng cơ thể trẻ cũng không hấp thu được bao nhiêu các chất dinh dưỡng và trẻ vẫn bị… suy dinh dưỡng.Một số khác tin rằng cứ cho trẻ ăn thật nhiều chất đạm và béo như thịt tôm, cua… thì trẻ sẽ cứng cáp hơn. Thực tế hệ tiêu hóa của trẻ lúc này chưa đủ hoàn thiện để có thể tiêu hóa các chất. Điều này dẫn đến việc có hại cho thận của trẻ, khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.Tại hội thảo chuyên đề “Dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm”, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết hiện nay tỉ lệ trẻ em bị thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B2, canxi, sắt, kẽm… rất cao. Năm 2007 Việt Nam có 1,6 triệu trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng nhẹ cân (chiếm 21,2%) và khoảng 2,6 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi (33,9%). Có đến 18/64 tỉnh trong cả nước đang có nguy cơ thiếu iốt.Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) hướng dẫn các bà mẹ cho con ăn dặm như sau: giai đoạn cho trẻ ăn dặm tốt nhất là bắt đầu từ tháng thứ 6. Lúc này hệ tiêu hóa của bé khá hoàn chỉnh để có thể tiếp thu nguồn thức ăn mới khác sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn sớm quá thì hệ tiêu hóa của trẻ chưa có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn lạ, còn ăn trễ quá thì trẻ sẽ khó tiếp thu thức ăn ngoài do chỉ quen với việc uống sữa.Phương pháp tập cho trẻ ăn dặm là từ ít tới nhiều, từ lỏng đến đặc và từ ngọt đến mặn. Việc thay đổi thói quen này phải cần có thời gian và sự kiên nhẫn của các bà mẹ. Thoạt đầu chỉ nên cho trẻ thử ăn thật ít các thức ăn bên ngoài bằng muỗng. Thức ăn phải lỏng và ngọt để bé không cảm nhận được sự khác biệt quá lớn giữa thức ăn dặm và sữa mẹ.Trong lúc đó, các bà mẹ cũng phải “nghe ngóng” xem chừng bộ máy tiêu hóa của trẻ có kịp làm quen với thức ăn bên ngoài hay không. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì phải tạm ngưng vài ngày rồi mới tiếp tục tập cho bé ăn dặm từ từ. Khi trẻ quen dần, các bà mẹ mới tăng số lượng, độ đặc và chuyển sang bột mặn.Theo SGTT
|