Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 20-07-2013, 02:31 PM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định Chuyện kể cổ tích ở cù lao chàm xanh

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Tôi đến cù lao chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) - một xã đảo bốn bề nước bao bọc, cách đất liền hàng chục cây số, dân sống đông đúc, khách du lịch cù lao chàm nườm nượp - và đã rất ấn tượng với màu xanh bi ve của nước biển, bãi cát trắng khoe mình dưới nắng.

Nhìn du khách đông đúc kéo nhau đến cù lao Chàm trên các tàu canô với lỉnh kỉnh đồ đạc để lặn biển, ăn uống..., tôi cứ lo: liệu những lượt khách nội, ngoại kia sẽ “nilông hóa” hòn đảo trong bao lâu? Rồi lối ứng xử của người dân với biển, môi trường ở vùng xa tầm quản lý của các cơ quan về môi trường sẽ thế nào đây?... Nhưng nhìn quanh thì không thấy bóng dáng túi nilông (vốn thường thấy ở các bãi biển du lịch) đâu cả. Hóa ra suy nghĩ đó của tôi đã là mối quan tâm của chính quyền và người dân nơi đây cả chục năm về trước, để bây giờ nơi đây được nhiều người gọi là “hòn ngọc xanh”.

Câu chuyện bắt đầu từ ngày số du khách đổ ra xã đảo có thiên nhiên lý tưởng này ngày một nhiều, kèm theo đó là vô số rác. Người dân cù lao bị cuốn theo phục vụ nhu cầu khách du lịch, chưa nghĩ tới việc săn sóc “đứa con cưng” là biển. Rác, nilông nổi lềnh bềnh đe đọa ưu thế cạnh tranh của một hòn đảo sinh thái xanh, sạch. “Tụi tui cũng mắc cỡ với khách dữ lắm, mỗi lần thấy họ chỉ vô mấy đống rác nổi lềnh bềnh như diễu hành dọc bờ biển là tui quê dữ lắm” - bà Trần Thị Nga, người dân xóm Bãi Làng, kể lại.

“May mà ông Sự (hỏi ra mới biết là ông Nguyễn Sự, bí thư Thành ủy Hội An) thức tỉnh tụi tui kịp thời. Ổng làm ráo riết lắm, bắt tiểu thương ký cam kết không dùng túi nilông bán đồ, vận động bà con dùng giỏ xách đi chợ, phát túi đi chợ thân thiện môi trường cho bà con” - ông Nguyễn Văn Ân, ở xóm Bãi Làng, nói. Ông Ân chỉ tay ra mấy con thuyền neo dọc bến tàu: “Đó, mấy thuyền gỗ đẹp đó là thuyền gom rác ngoài biển vào đất liền xử lý đó nghen. Kể từ khi có nó, xã đảo Tân Hiệp sạch hẳn, không khí cũng trong lành hơn, thiệt là ưng cái bụng”.
"Để có một cù lao Chàm như một viên ngọc, thu hút đông khách như bây giờ là câu chuyện cổ tích. Và chính những người dân cù lao Chàm chân chất đã xắn tay, chịu nghĩ khác, làm khác để tự viết nên câu chuyện cổ tích đó"
Theo bà con ở đây, từ giữa năm 2009, chiến dịch “Nói không với túi nilông” ở cù lao Chàm bắt đầu thực hiện. “Mưa dầm thấm đất”, vận động của chính quyền đến từng hộ dân, giỏ đi chợ được phát đến từng nhà đã giúp bà con xã đảo bỏ thói quen dùng túi nilông vốn bao năm đã ăn sâu vào nếp nghĩ.
“Hồi đầu thấy bất tiện lắm, dùng ba cái túi nilông thì gọn nhất rồi, nhưng nghĩ lại dùng giỏ xách như ri cũng là vì mình, vì đảo nên cùng cố gắng” - bà Nga hồ hởi khoe. Ý thức người dân dần cải thiện. Họ nghĩ ra thêm những cách để bảo vệ hòn đảo quê hương: khách du lịch vừa xuống tàu, họ liền xin tất cả túi nilông khách mang theo đem về, đổi lại cho khách túi giấy, báo, túi tự phân hủy. Khách du lịch chưa quen ngớ người, sau hiểu bà con thì ai cũng thấy thích thú.
Bây giờ những hàng bán rau củ, thịt trong chợ vắng bóng hẳn túi nilông. Đi dọc những con đường ở Bãi Làng, khu vực phát triển du lịch nhất ở cù lao Chàm, dễ dàng thấy các biển hiệu vì môi trường căng khắp nơi, trước chợ, gốc cây, gờ đá: “Vì cù lao Chàm, vì biển xanh, đảo xanh”, “Xách giỏ đi chợ - phong cách của người nội trợ”, “Tiết kiệm bao bì là bảo vệ môi trường”... Đảo xanh hơn vì những hành động xanh do chính người dân chắt chiu. Gặp vợ chồng anh Nghĩa, chị Mai ở Bãi Làng ngồi gấp báo cũ thành những túi đựng xinh xắn để bán mận (đào) cho khách du lịch, anh Nghĩa khoe: “Ba năm trước vợ chồng tui cũng dùng bao nilông nhiều, mỗi ngày tốn cả trăm bịch gói đồ, giờ thì hoàn toàn không”.
Một câu chuyện tế nhị hơn: một thời bà con ở đây chỉ biết “giải quyết nỗi buồn” lộ thiên, “biển sẵn đấy, đi vậy cho mát, xây nhà xí tốn kém”. Nhiều người dân ở đây còn nhớ cách nay cả chục năm, chính quyền vận động quyết liệt, đích thân ông Nguyễn Sự đi vận động từng nhà, hỏi cặn kẽ trăn trở của người dân về quyết định xây nhà vệ sinh toàn đảo. Xây xong nhà vệ sinh, nhiều nhà lại dùng nơi đó để chứa củi do không có thói quen dùng nhà vệ sinh. Địa phương tiếp tục vận động, vận động mãi thì thành nếp, bà con bây giờ ai cũng nghĩ đảo là của mình, phải sạch thì khách mới đến.

Công ty du lịch xứ ðà (Dacotours) xin mời chi tới Ðà nẵng tham quan những danh lam thắng cảnh mà ông trời ban tặng cho du khách du lịch đà nẵng, đem lại vẽ đẹp hồn nhiện cho các địa danh trên. Những danh lam thắng cảnh của Ðà nẵng xưa và hiện tại. Trân trọng kính chào!

THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ÐẶT TOUR
Hotline: Võ Kim Trýờng 0914 136 151
Võ Tấn Ninh 0917 425 255
[/size]
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 20-07-2013, 03:04 PM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định Thả con săn sắt, bắt cá chìa vôi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá là một trong những điểm du lịch đà nẵng hấp dẫn, điểm đến an toàn của du khách. Sở dĩ Đà Nẵng được du khách tín nhiệm là bởi chính quyền và người dân thành phố này đã biết tận dụng và phát huy thế mạnh du lịch, tạo các không gian du lịch vừa hấp dẫn, vừa thân thiện, làm hài lòng du khách.












Lung linh cầu sông Hàn khi đêm xuống


Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch đến các điểm du lịch, xây dựng các điểm du lịch hiện đại, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Sự đầu tư đó đã được đền bù xứng đáng bằng hàng triệu lượt du khách tới Đà Nẵng mỗi năm. Riêng trong năm 2012, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tới Đà Nẵng ước đạt 2,65 triệu lượt, trong đó lượng khách quốc tế đến bằng tàu du lịch cao cấp đường biển tăng đến 91,16% so với năm 2011, ước đạt 55.000 lượt. Nhiều người nói, Đà Nẵng đã thả con săn sắt để bắt con cá chìa vôi (một loại đặc sản chỉ có ở vùng biển Đà Nẵng).


Khách du lịch đến Đà Nẵng không khỏi say mê dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, do nhân dân thành phố đóng góp phần lớn tiền xây dựng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Mỗi buổi tối, cầu Sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung. Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, đến khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ. Hóng mát bên sông Hàn và chờ đợi khoảnh khắc cầu quay là thú vui của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch, mang lại cho họ những cảm xúc phấn khích, bồi hồi khó tả. Nhiều du khách đã phải thốt lên: "Không xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa đến Đà Nẵng”…


Du khách cũng không thể bỏ qua cảnh đẹp của bán đảo Sơn Trà như một cây nấm vươn ra ngoài biển khơi đẹp đến mê hồn. Đến Sơn Trà, du khách được "lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân; lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng, ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà; đến Mũi Nghê - nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng... Khách du lịch còn được chiêm ngưỡng thắng cảnh Ngũ Hành Sơn khi đến Đà Nẵng. Nằm kề bên khu du lịch Non Nước, Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi đá (Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn) trông giống như những hòn non bộ nổi lên giữa một cồn cát đá mênh mông, quanh năm sóng vỗ dưới chân. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn, chùa Tam Thai, các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt…


Với khách du lịch sợ nhất là việc chặt chém. Nhưng Đà Nẵng thì hoàn toàn không như vậy. Du khách có thể thong thả dạo phố để ngắm cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng vào mỗi buổi sớm hay khi hoàng hôn buông xuống mà không bị bất cứ sự phiền toái nào bởi sự đeo bám, mời chào mua bán của những người bán hàng rong. Du khách chỉ phải trả chưa đến 10.000 đồng một cốc cà phê, 15.000 đồng một bữa cơm bình dân ngay tại thành phố Đà Nẵng. Ngay cả tại những điểm du lịch nổi tiếng như: bà nà hill, Ngũ Hành Sơn, cù lao chàm, du khách cũng chỉ phải trả đúng giá trị sử dụng mà không hề bị bắt chẹt với giá cắt cổ. Cùng vói đó, cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch hết sức thuận tiện khiến nhiều khách du lịch hài lòng và họ muốn quay trở lại mảnh đất này khi có điều kiện.


Vậy là việc chính quyền thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng các khu du lịch hiện đại, phát triển bền vững, cùng với đó là quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục ý thức của người dân nơi đây đã tạo động lực cho ngành công nghiệp không khói của Đà Nẵng phát triển mạnh, lượng du khách đến Đà Nẵng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Còn nhớ cách đây chưa lâu, dư luận còn nhiều tranh cãi về việc Đà Nẵng đã có những cơ chế đặc biệt để tạo bước đột phá trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố. Tuy nhiên, nói gì thì nói, không thể phủ nhận nhờ có những cơ chế chính sách đó mà Đà Nẵng phát triển mạnh như ngày hôm nay. Việc "thả con săn sắt, bắt con cá chìa vôi” của Đà Nẵng có thể là một kinh nghiệm quý giá để các địa phương khác học hỏi trong việc phát triển du lịch.


Lê Anh Đức
Trả lời với trích dẫn


  #3  
Cũ 22-07-2013, 09:00 AM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định Giới thiệu cù lao chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian) "Pulau Champa". Cù lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La.


Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm. Đây còn là một địa điểm du lịch cù lao chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007.Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).


Mời quý khách đến với Công ty du lịch Xứ Đà để tham quan các danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.Xin Qúy Khách vui lòng liên hệ để có giá tốt nhất.Hotphone : 0914.136.151Chương trình linh hoạt theo yêu cầu của quý khách trong quá trình tham quan.DACOTOURS - CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT KỲ NGHỈ THÚ VỊ !THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ LIÊN HỆ ĐẶT TOUR



Hotline: Võ Kim Trường 0914 136 151


Võ Tấn Ninh 0917 425 255


ĐÃ CÓ TOUR HÂN HẬN PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH


Du lịch hội an - Du lich Đà Nẵng - Du lịch bà nà
Trả lời với trích dẫn


  #4  
Cũ 22-07-2013, 09:51 AM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định Bị ong đốt, nữ du khách Hàn Quốc tử vong

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thông tin từ Bệnh viện Đà Nẵng cho biết nữ bệnh nhân quốc tịch Hàn Quốc bị ong đốt đã tử vong. Nạn nhân tên Choi Hyeon (26 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) bị ong đốt khi đang tham quan du lịch Đà Nẵng, được đưa vào cấp cứu tại Phòng khám Gia đình Đà Nẵng (50 Nguyễn Văn Linh) trong tình trạng suy hô hấp phải đặt nội khí quản.[/b]



Đến 19 giờ 5 ngày 20.7, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng khi đã suy hô hấp nặng và trụy tim, dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đã tử vong vào lúc 9 giờ ngày 21.7.


Do gia đình nạn nhân không yêu cầu giải phẫu tử thi để khám nghiệm nên Sở Ngoại vụ (TP.Đà Nẵng) đã thông báo cho Lãnh sự quán Hàn Quốc để làm thủ tục đưa nạn nhân về nước.Trước đó, theo xác nhận của BV Đà Nẵng tối 20/7, bệnh nhân Choi Jiyeon nhập viện trong tình trạng cấp cứu, suy hô hấp nặng và trụy tim. Các bác sĩ tiến hành điều trị khẩn cấp, tuy nhiên bệnh nhân vẫn không qua khỏi.


Theo một cán bộ BV Đà Nẵng, chồng nữ du khách này phản ánh, ngày 20/7 khi họ đang đi tham quan,du lịch [/b]tại xã Hòa Ninh (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), chị Choi Jiyeon bất ngờ bị bầy ong rừng đốt, tổn thương nặng.


Bà Dương Thị Thơ, Giám đốc điều hành Khu du lịch bà nà [/b][/b](xã Hòa Ninh) cho hay, trong ngày 20/7, đội ngũ y tế khu du lịch không tiếp nhận, phản ánh bất kì thông tin nào về du khách bị ong đốt. Rất có thể nạn nhân tự du lịch ở bìa rừng bên cạnh và dẫn đến sự cố trên. Theo bà Thơ, tại Bà Nà có ong, nhưng không có loài ong độc gây chết người.


Chiều 21/9, trao đổi với Tiền Phong qua điện thoại bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.Đà Nẵng xác nhận, sở nhận trường hợp nữ du khách Hàn Quốc bị ong đốt, tử vong và báo cho Lãnh sự quán Hàn Quốc để tiến hành tiếp nhận theo quy định.
Trả lời với trích dẫn


  #5  
Cũ 23-07-2013, 08:24 AM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định "Tuần lễ vàng du lịch" thu hút du khách đến với Huế

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô huế, đến ngày 19/7, trung tâm đã đón gần 1,143 triệu lượt khách đến thăm hệ thống di tích cố đô, trong đó có 541.768 lượt khách quốc tế; doanh thu từ bán vé tham quan đạt trên 74 tỷ đồng, bằng 70,73% kế hoạch cả năm.




Khách du lịch [/b]nước ngoài tham quan Đại nội Huế.

[/b]
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết để bù lại lượng khách sụt giảm do sân bay Phú Bài tạm thời đóng cửa để sửa chữa, trung tâm có kế hoạch tổ chức các "Tuần lễ vàng du lịch" để thu hút du khách.Ngoài các "Tuần lễ vàng du lịch" đã tổ chức, từ nay đến cuối năm, trung tâm sẽ tổ chức thêm hai tuần lễ kích cầu vào tháng Chín (từ 2-8/9) và tháng 12 (22-30/12), đồng thời tổ chức thêm nhiều đợt triển lãm, trưng bày kỷ niệm 20 quần thể di tích Cố đô được công nhận là di sản thế giới để thu hút du khách.Du khách đến tham quan các điểm di tích Huế trong "Tuần lễ vàng du lịch" được hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như miễn phí dịch vụ xe điện chuyên chở khách từ Đại Nội đến tham quan bảo tàng; kết hợp giảm 50% giá vé xem biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế (tại Nhà hát Duyệt Thị Đường).Ngoài ra, khi khách mua vé tham quan các điểm (gồm Đại Nội - Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng) sẽ được miễn phí vé tham quan các điểm di tích còn lại (lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, điện Hòn Chén). Với đoàn từ 15 khách trở lên, các đoàn còn được miễn phí thuyết minh tại Đại Nội.Đáng chú ý, việc di chuyển từ các điểm tham quan trong Đại Nội Huế bằng việc sử dụng xe điện để đi lại rất thuận tiện.Hiện, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã mở rộng dịch vụ này với đội xe 20 chiếc, có loại 4 chỗ, có loại 8 chỗ ngồi. Xe có hai màu rất Huế là tím và vàng, thêm vào đó, đội ngũ lái xe đa phần là nữ, tuổi đời còn rất trẻ, được đào tạo bài bản nên du khách rất hài lòng về thái độ phục vụ./.

[/b]
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 11:25 PM


Liên hệ - Chợ thông tin Ẩm Thực Việt Nam - Lưu Trữ - Lên trên

SangNhuong.com thiết kế
© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.