Xem bài viết riêng lẻ
  #3  
Cũ 25-07-2013, 08:13 AM
dacotours dacotours đang online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jul 2013
Bài gửi: 28
Mặc định Thiếu người chịu trách nhiệm trong Du lịch Việt Nam

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam hồi thượng tuần tháng 6/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân – Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch đã nêu rõ các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TPHCM, Hạ Long, Sầm Sơn … là nơi có nhiều hiện tượng chèn ép, lừa đảo khách du lịch, ăn xin, bán vé số dạo, mua bán hàng rong, …đeo bám, chèo kéo khách và xuất hiện nhiều hành vi thiếu văn minh và an toàn cho du khách, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam với du khách – nhất là du khách nước ngoài. Để xảy ra hiện tượng như trên là do có sự buông lỏng quản lý của một số chính quyền địa phương. Cái chính vẫn là thiếu người chịu trách nhiệm, thiếu thông tin cảnh báo cho du khách và thiếu đạo đức nghề nghiệp…


Phát triển chưa xứng tiềm năngTheo con số thống kê của Tổng Cục du lich thì năm 1995 lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 1.351.000 lượt người thì đến năm 2010 đã lến đến 5 triệu người. Nguồn ngoại tệ thu về năm này trên 5 tỷ USD, chiếm 6% GDP của cả nước. Năm 2012 đạt trên 6,8 triệu lượt khách, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2011. Ngành du lịch đã tạo việc làm cho hàng triệu người lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, văn hóa, … cho cả nước. Nhưng, liệu điều đó xứng với tiềm năng, cơ hội và cả thách thức của ngành du lịch hay chưa ?Nhìn qua một số nước láng giềngcho ta thấy những con số cần phải suy nghĩ: năm 2010, Malaysia đạt 24,6 triệu lượt du khách quốc tế đạt 17,3 tỷ USD; Thái Lan 15 triệu lượt và Singapore 11 triệu lượt.Lào và Campuchia với dân số và diện tích nhỏ hơn nhưng vẫn vượt Việt Nam về tỉ lệ du khách quốc tế tính trên đầu người. Mỗi nước thu hút khoảng 2,5 triệu du khách trong năm qua trên tổng số dân lần lượt là 6,5 và 14,7 triệu người. “Mọi sự so sánh đều khập khễnh” – tuy nhiên những con số so sánh trên cũng khiến chúng ta suy nghĩ và đưa ra nhiều dấu hỏi: vì sao ? nguyên nhân từ đâu ? vấn đề nào là cốt lõi ? giải pháp là gì ? … Những câu hỏi luôn gắn với trách nhiệm khi người hỏi nêu ra những giải thích và giải pháp dù khả thi hay không cũng là mong ước “ ta không hơn cũng bằng người”.Chúng ta vẫn biết rằng tiềm năng, lợi thế thì du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng tầm. Việt Nam có rất nhiều bờ biển đẹp, vịnh đẹp được thế giới bình chọn, chiều dài bờ biển trải dài hơn 3200km; trên 4000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhiều bãi biển như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Non Nước, Mỹ Kê, Mũi Né, Vũng Tàu.., Vịnh đẹp và nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Xuân Đài, cùng với các đảo gần bờ như: Cát Bà, cù lao chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... Là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triểndu lịch biển. Chúng ta có nhiều các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới vinh danh, công nhận; chúng ta có một nền văn hóa đặc sắc, rất nhiều sản phẩm văn hóa tự nhiên và xã hội hết sức là phong phú…nhưng vì nhiều lý do mà chúng ta chưa khai thác được.Đi tìm nguyên nhânĐể nêu ra những lý do thì có thể liêt kê hàng trăm điều chưa được thuộc về khách quan cũng có chủ quan cũng khá nhiều. Nhưng theo nhận định của tờ Financial Times (Anh) ngày 6 tháng 6 vừa qua đã nêu ra 3 nhược điểm cơ bản của du lịch Việt Nam. Điều đáng nói là những điểm này không mới nhưng vẫn tiếp tục tồn tại, đó là: thiếu chiến lược tiếp thị hiệu quả, rào cản visa và sự bùng nổ của bất động sản du lịch. Phân tích của Financial Times cho thấy một bộ phận lớn du khách quốc tế ngày càng quan ngại rằng chất lượng du lịch Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Bài phân tích cũng lưu ý sự bùng nổ của các dự án bất động sản du lịch gần đây có thể gây ra tình trạng thừa cung trong thời gian tới. Còn theo nhận định bạn đọc được TGVH online tổng hợp thì có đến 5 điểm yếu của du lịch Việt Nam đó là: Việt Nam vẫn còn nạn xả rác bừa bãi, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người dân còn kém. Vấn nạn hàng rong chèo kéo, nói thách đối với người nước ngoài dường như chưa bao giờ giảm. Nạn ăn xin, móc túi, cướp giật hiện nay đang có xu hướng tăng. Hệ thống các biển báo, biển hướng dẫn ở những nơi công cộng chưa hợp lý cũng gây khó hiểu cho du khách nước ngoài. Cần thêm những biển báo tiếng Anh. Điểm nhức nhối cuối cùng là một số tài xế taxi thường xuyên bày những chiêu trò như “hôi của” hay chạy quãng đường xa hơn để tính thêm tiền của kháchNhững con số biết nói trên cũng với những đánh giá về tiềm năng, thách thức cũng như cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam luôn là trăn trở không chỉ cho những nhà quản lý mà đến những người Việt và bạn bè quốc tế mong cho “ ngành công nghiệp không khói – du lịch Việt” cất cánh bay cao, bay xa, xứng tầm vóc của một quốc gia có 4 ngàn năm văn hiến – tiềm năng thực sự được đánh thức, không còn là “ nàng công chúa ngủ trong rừng”. Để làm được điều đó, có chăng cũng là yếu tố con người làm căn bản. Như câu nói của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Du lịch Việt Nam – thiếu con người chịu trách nhiệm.Bạch Nguyên Vũ
Trả lời với trích dẫn