Ðăng nhập

View Full Version : Hải sâm – Thực phẩm và vị thuốc quý cho phái mạnh


thaogii
05-06-2012, 03:37 PM
http://thegioisuckhoe.sgc.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/image/hai%20sam(1).jpgMột trong những hải sản quý hiếm được đàn ông ưa chuộng đó chính là hải sâm hay còn gọi là đỉa biển. Đó là một loại động vật không xương, sống ở biển, trên đáy cát hoặc san hô chết. Hải sâm xưa được dùng cho các vua chúa quan lại thưởng thức, nay dùng để chế biến các món ăn, làm thuốc rất có giá trị về mặt dinh dưỡng và chữa các bệnh khó nói ở nam giới như liệt dương. Theo y học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tinh huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tiểu tiện nhiều lần, táo bón. Trong 100g hải sâm khô có chứa 76g protein, ngoài ra còn nhiều nguyên tố vi lượng như P, Cu, Fe… Có thể dùng hải sâm tươi và khô đều được.
- Hải sâm xào mướp đắng: hải sâm tươi 200g, mướp đắng 400g, hành hoa, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Hải sâm rửa sạch, bỏ nội tạng, thái miếng nhỏ. Mướp đắng bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn cho sôi, cho hải sâm vào xào chín tới, sau đó cho mướp đắng vào xào cùng tới khi mướp chín nêm gia vị, cho hành hoa vào và bắc xuống. Dùng nóng.
- Hải sâm hầm thịt dê: Hải sâm khô 50g, thịt dê tươi 100g, gia vị, nước đủ dùng. Hải sâm ngâm nước tới khi mềm, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt dê rửa sạch, thái quân cờ. Cho thịt dê vào nồi, đảo qua với dầu ăn và gia vị, sau đó cho hải sâm vào đảo cùng, đổ nước xâm xấp đun tới khi thịt dê chín nhừ là dùng được. Nên ăn nóng.
- Chè hải sâm: Gạo lứt 20g, hải sâm 20g, đường, nước đủ dùng. Hải sâm thái miếng nhỏ, nấu chung với gạo đến khi gạo nhừ thì cho đường vào là dùng được. Ăn mỗi ngày một bát, ăn trong 5 ngày. Món chè có tác dụng bổ tinh tủy, ích huyết. Thích hợp với những người thận yếu, hay ra mồ hôi trộm, bị di, mộng tinh.
- Hải sâm nấu mực, chim cút: Chim cút 1 con, hải sâm, mực khô 50g, hành hoa, gừng, gia vị mỗi thứ một ít. Chim cút làm sạch lông, nội tạng rửa sạch; mực và hải sâm ngâm nước cho nở, rửa sạch thái nhỏ. Cho chim cút và mực vào hầm khoảng 30 phút, sau đó cho hải sâm, gia vị vào nấu sôi là dùng được. Món ăn này có tác dụng bổ thận dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Những người xuất tinh sớm, di tinh do thận nên dùng.
BS. Nguyễn Nghiêm Huệ
(Theo SKDS)

hoabinh
05-06-2012, 03:37 PM
http://thegioisuckhoe.sgc.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/image/muc%20kho.jpgNhững ngày đèn đỏ, cơ thể, sức khỏe của phụ nữ bị thay đổi, ảnh hưởng nhiều: da xanh, nhợt nhạt, người mệt mỏi, dễ gây cáu gắt. Hơn thế, nhiều chị em "máu trâu"(kinh nguyệt nhiều) mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt, khiến họ bị hoa mắt. Liệu pháp ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn hồi phục cơ thể sau những ngày đèn đỏ:
Gà ta nấu với ngải cứu: gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu rửa sạch. Cho gà vào nồi rang chín tái rồi cho nước vào đun trong vòng 45 phú. Khi thịt gà chín mềm, cho ngải cứu vào đun sôi, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn nóng, ăn 2lần/ngày. Ăn trong ngày có kinh. Món ăn có tác dụng bổ khí, bổ máu. Những người kinh nguyệt nhiều, hay mất ngủ, bụng dưới đau, sử dụng rất thích hợp.
Thịt dê xào đương quy, sinh địa: thịt dê 500g; đương quy, sinh địa mỗi thứ 15g; gừng, gia vị, dầu ăn đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng. Hai vị thuốc trên rửa sạch. Cho tất cả vào nồi xào cháy cạnh, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng ích khí, thích hợp với những người kinh nguyệt nhiều, da mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi.
Canh sò biển, mực khô, thịt lợn: thịt sò biển 60g, mực khô 100g, thịt lợn nạc 100g. Ngâm cho mực khô mềm, thái nhỏ. Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, xào qua rồi đổ nước hầm tới khi chín nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn này phù hợp với người kinh nguỵệt nhiều, đau bụng khi hành kinh, bí đại tiện.
Theo SKDS