PDA

View Full Version : Ăn uống cũng cần... mỹ thuật


bich_pham
05-06-2012, 02:03 PM
http://static.timnhanh.com/sanhdieu/images/graphics/blank.gifhttp://static.timnhanh.com/sanhdieu/images/graphics/blank.gifhttp://images.timnhanh.com/sanhdieu/20080329/100x100/suicao_1206762111.jpg (http://images.timnhanh.com/sanhdieu/20080329/source/suicao_1206762111.jpg) http://images.timnhanh.com/sanhdieu/20080329/100x100/sukiyaki_launhat_1206762111.jpg (http://images.timnhanh.com/sanhdieu/20080329/source/sukiyaki_launhat_1206762111.jpg)
Chúng ta luôn tự hào về ẩm thực Việt Nam. Điều đó không sai nhưng có lẽ cũng phải thành thực mà thừa nhận rằng: đồ ăn của ta không nổi tiếng thế giới bằng Trung Hoa hay Nhật Bản. Vì sao?Trung Quốc có một nền ẩm thực vừa đa dạng vừa tỉ mỉ và kĩ lưỡng đến... kinh người. Nếu không tin, bạn cứ thử nhìn vào thực đơn bữa tiệc mà Từ Hy Thái Hậu chiêu đãi các sứ thần nước ngoài mà xem.

Có nhiều món phải chuẩn bị... vài năm, như món chuột bao tử phải cho con chuột ấy ăn toàn sâm rồi chờ chuột đẻ ra, tiếp tục cho ăn sâm đến... ba đời thì người ta mới... ăn sống chuột.

Còn ẩm thực Nhật Bản lại nổi tiếng thế giới vì việc giữ nguyên hương vị tự nhiên của món ăn. Trong khi ẩm thực Việt Nam không có một "tính cách" riêng mạnh mẽ đến như thế. Nhưng cá nhân tôi cho rằng điều mà các đầu bếp của ta còn thua kém bạn, không phải là cách nấu nướng mà là cách bày thức ăn lên đĩa.

Hay nói khác đi, là cách trình bày sao cho... mỹ thuật một mâm cơm. Điều đó một phần do hoàn cảnh chúng ta nghèo. Câu "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" đã thấm sâu vào ý thức nhiều cá nhân. Cũng do nghèo nên "nội dung" luôn được chú trọng hơn "hình thức".

Câu nói "Rượu đong bát to, thịt thái miếng lớn" là câu dân gian ưa dùng. Bởi quan trọng "nội dung" nên vấn đề "mâm bát" thường hay xem nhẹ. Miễn có cái đựng là được, nếu không trình bày lên lá chuối cũng chẳng phiền gì. Đồ sứ Việt Nam do đó cũng không phải là nổi tiếng.

Mãi về sau này, trong mấy năm gần đây, khi cuộc sống phát triển hơn, việc bài trí món ăn mới bắt đầu được chú trọng. Trong các nhà hàng, trong các đám cưới hay tiệc chiêu đãi, vấn đề thẩm mỹ đã bắt đầu được chú ý, nâng cao. Nhưng phải thú thực là vẫn còn đơn sơ lắm.

Chẳng hạn con gà luộc thì mỏ có ngậm hoa bằng quả ớt hay đĩa thịt bò thì xếp bên cạnh là trái cà chua được cắt xòe ra - dân dã và nâng cao một chút thế thôi. Còn nếu quá cầu kỳ thì lại "khả nghi" về vệ sinh, chẳng hạn trái dưa hấu được tỉa thành bông hoa, ăn vào ngần ngại vì chẳng hiểu dao hay... tay của nghệ nhân có được rửa kĩ càng không.

Tại sao miếng thịt bò trong khách sạn 5 sao đắt gấp vài chục lần miếng thịt bò vỉa hè dù cùng một loại bò? Bởi vì thực khách phải trả tiền khung cảnh. Nhưng nếu chỉ biết lấy tiền "không gian" mà không biết cách lấy tiền công bằng cách bày thức ăn lên đĩa là một sai lầm. Về khoản này thì dân Nhật Bản là... vô địch.

Tất cả những ai có dịp đến xứ Phù Tang đều khâm phục cách bày món ăn trên đĩa của họ. Trang trí trong từng đĩa, trang trí giữa đĩa nọ với đĩa kia đều đạt tới tột đỉnh của sự tao nhã và tinh tế. Có thể nói không ngoa, mỗi khay thức ăn là một bức tranh, trong đó các màu sắc, bố cục và đường nét đều được thể hiện vô cùng cân nhắc, có mục đích và có "gu" cẩn thận. Một nhúm muối, một củ hành, một chén nước tương cũng đều tham gia vào sự hòa sắc đầy ngụ ý.

Có thể nói nếu "Của cho không bằng cách cho" thì "của ăn' đôi lúc cũng không bằng "cách bày thức ăn", nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, vấn đề "ăn ngon mặc đẹp" đã trở nên bức thiết hơn "chắc và bền". Hình như tính mỹ thuật trong ẩm thực ở ta chưa được đánh giá đúng mức.

Chưa có cuộc thi về trang trí món ăn hay trang trí bàn ăn giữa các đầu bếp hay các nhà hàng. Ngay cả trong gia đình, "tô chén kiểu" cũng được bày trong tủ là chính chứ ít khi được bày lên bàn dùng hàng ngày.

Mỹ thuật trong ẩm thực không phải là điều phù phiếm như ai đó vẫn tưởng. Một bàn ăn tao nhã, trong một căn phòng tao nhã, có khăn trải bàn, có nến và có các món ăn được trình bày tao nhã sẽ là một kỷ niệm sâu sắc trong dạ dày lẫn trong... tâm trí - điều mà ai cũng mong muốn.Theo - Mỹ Thuật