umivungtau
15-08-2012, 11:18 AM
Sài gòn có phở Tương Lai
Người Việt ở nước ngoài về quê hương thường là để thăm lại bà con xóm làng, viếng quê cha đất tổ hoặc người lớn tuổi mong được giối già , thế hệ trẻ muốn tìm hiểu cội nguồn .Thế nhưng một người bạn của tôi chẳng biết có ngông không lại mạnh dạn quả quyết mình về nước chỉ để .. ăn phở .
http://i459.photobucket.com/albums/qq315/bauesc/photuonglai.jpg
Sài gòn có phở Tương Lai
Tiếng đồn quả thực không sai chút nào...
(Trích thơ của một thực khách )
Thời còn là sinh viên ,tôi có người bạn tên T rất ghiền phở. Chỉ cần nghe ai nói ở đâu trong thành phố Sài Gòn có tiệm phở mới khai trương ăn được là thế nào anh cũng mò tới thử cho biết . Qua những lần đi ăn với T, tôi cảm nhận các chủ tiệm phở đã nhẵn mặt anh. Năm 1975 , T theo gia đình ra nước ngoài .Từ đó, chúng tôi mất liên lạc với nhau. Bất ngờ đầu tháng 7 vừa qua, khi đưa đứa con trai vào thành phố HCM thi đại học , tình cờ tôi gặp lại T tại Bưu điện Chợ Lớn .Chúng tôi tay bắt mặt mừng, nỗi vui không sao tả xiết .Biết bao chuyện chưa nói hết, T hẹn sáng mai gặp nhau tại 194 Nguyễn Tri Phương quận 5.
Sáng hôm sau ,khi tôi đến chỗ hẹn thì mới biết đây chính là tiệm phở Tương Lai .Vừa bước vào cửa, tôi thấy T đang nhâm nhi cà phê nơi chiếc bàn liền sát bậc cửa ra vào. Anh đã “xí“ trước chỗ cho tôi bằng một chai sữa tươi gọi sẵn. Liếc nhìn quanh, tôi thấy bàn nào cũng chật khách ,có cả mấy người nước ngoài . Tôi vừa ngồi xuống , T búng hai ngón tay ra hiệu. Một cô bé phục vụ bước tới . Anh kêu một tái nạm gầu rồi ngó tôi :“Cậu thì chắc vẫn tái nạm nước trong như ngày xưa ? ”.Tôi mỉm cười gật đầu . Trong lúc ngồi chờ, tôi đảo mắt nhìn quanh.Trái với vẻ bình dân ngoài mặt tiền, phía trong tiệm nom sang trọng hơn do mới được tân trang lại. Đập vào mắt tôi là hai dãy ghế bằng i-nốc sáng choang .Trên tường, ngoài mấy chiếc quạt đang vù vù quay ,tôi thấy một tấm áp-phích quảng cáo phở Tương Lai và một bản danh sách liệt kê những món phở của tiệm . Nền nhà sử dụng gạch ốp-lát kiểu mới bóng lộn. Các cô bé mặc áo đỏ mang chữ Tương Lai trên lưng tươi tắn tới lui phục vụ khách. Từ một góc phòng, tiếng nhạc không lời âm vang nhè nhẹ.Tất cả góp phần tạo nên một khung cảnh ấm cúng , thân mật.
Hai tô phở vừa đặt xuống bàn toả hơi thơm lừng. Tôi nhận ra nước dùng ở đây rất trong , thơm mùi bò mà không gây. Những miếng thịt nạm thái không mỏng , không dầy, góc cạnh vuông vắn ,xếp lớp trải đều . Vắt lên trên chúng là những lát thịt bò mỏng , tai tái trắng hồng nom bắt thèm. Quả là một tô phở hấp dẫn ! Chưa ăn mà nước miếng của tôi đã ứa đầy miệng. Nhìn sang T, tôi thấy anh đang dồn hết tâm trí vào việc ăn phở. Đầu chúi vào tô phở . Đôi mắt mở to . Sống mũi phập phồng theo từng hơi hít hà sâu .Hai tay thoăn thoắt nhặt rau. Từng lá rau húng , cọng ngò gai, miếng ớt ,nhánh hành trần…lần lượt được anh bỏ nhanh vào tô . Anh thêm muỗng tương ớt , nặn chút chanh rồi xoa tay nhón đôi đũa .
Mải nhìn con người có “tâm hồn ăn uống “ biểu diễn khúc “dạo đầu “phở quá ư hấp dẫn nên khi tôi cầm đũa thì tô phở của anh đã vơi non nửa. Anh hóm hỉnh cười, nheo mắt có vẻ như chế giễu sự chậm chạp của tôi : " Ăn phở phải ăn thật nhanh khi nó còn đang nóng hổi thì mới ngon .À , hồi nãy đi ngang quầy phở, cậu có thấy những miếng củ cải trắng nổi ở trong thùng nước dùng không ? Chính thứ củ cải trắng đó đã làm cho nước dùng trong và ngọt dịu . Chỉ khi khách quen yêu cầu thì chủ mới cho thêm vài ba miếng vào tô. Bởi phở Tương Lai ngon lại hợp với “gu” của mình nên mỗi dịp về nước, khi ăn phở thường mình chỉ tới đây thôi.”
Khi chúng tôi đứng dậy , một người đàn ông trung niên ,dáng chừng là chủ, bước đến bên cám ơn.Vừa nghe T giới thiệu tôi, ông vồn vã mời bữa khác ghé ăn . Giọng nói gốc Hoa của ông, bất giác khiến tôi suy nghĩ : Không phải là người Việt mà sao ông ta nấu phở ngon đến thế ? Tôi dạ và nói :”Ông chủ có thể cho biết phở Tương Lai khai trương từ bao giờ không ?” Ông ta vội xua tay chỉ về phía người đàn bà đứng ở quầy : "Bà chị tôi mới là người đứng ra trông coi .Tiệm phở này trước đây của ba tôi . Bây giờ già , chân đau , ông phải nghỉ ngơi trên lầu. Gia đình tôi ra tiệm từ năm 1956 ở một địa điểm khác gần đây thôi, được dăm năm thì chuyển về đây". T xen vào :"Vậy là phở Tương Lai xuất hiện đã trên năm chục năm .Nhưng sao gia đình ta không xây cất lại cho khang trang hơn ? " . Người đàn ông mỉm cười : " Chẳng giấu gì hai ông , không phải ba tôi không có khả năng nhưng ông để vậy là muốn khách quen đi xa trở về còn nhận ra mà ghé vào ”.
Chúng tôi rời khỏi tiệm phở với tâm trạng khác nhau .Nhìn hai chữ Tương Lai trên bảng hiệu tiệm phở , tôi chợt nghĩ đến tương lai đứa con trai út không biết sẽ đi về đâu nếu làm bài thi sáng nay không tốt . Còn T, có lẽ vẫn còn đang thả hồn trôi theo dư vị ngon của tô phở Tương Lai vừa ăn hồi nãy. Khi bắt tay giã biệt tôi (mai T về Mỹ không biết ngày nào chúng tôi sẽ gặp lại), thay vì lời chúc phúc thông thường , anh lại chỉ vào tấm bảng hiệu in hình đầu bò bảo tôi : "Đi đâu mình cũng không quên được nó ". T hơi vô tình nhưng tôi không trách bạn mình, bởi một con người bay cả ngàn cây số về nước chỉ để ăn phở thì trong đầu óc còn có thứ gì khác nữa đâu.
- Nguyenuthang -
Người Việt ở nước ngoài về quê hương thường là để thăm lại bà con xóm làng, viếng quê cha đất tổ hoặc người lớn tuổi mong được giối già , thế hệ trẻ muốn tìm hiểu cội nguồn .Thế nhưng một người bạn của tôi chẳng biết có ngông không lại mạnh dạn quả quyết mình về nước chỉ để .. ăn phở .
http://i459.photobucket.com/albums/qq315/bauesc/photuonglai.jpg
Sài gòn có phở Tương Lai
Tiếng đồn quả thực không sai chút nào...
(Trích thơ của một thực khách )
Thời còn là sinh viên ,tôi có người bạn tên T rất ghiền phở. Chỉ cần nghe ai nói ở đâu trong thành phố Sài Gòn có tiệm phở mới khai trương ăn được là thế nào anh cũng mò tới thử cho biết . Qua những lần đi ăn với T, tôi cảm nhận các chủ tiệm phở đã nhẵn mặt anh. Năm 1975 , T theo gia đình ra nước ngoài .Từ đó, chúng tôi mất liên lạc với nhau. Bất ngờ đầu tháng 7 vừa qua, khi đưa đứa con trai vào thành phố HCM thi đại học , tình cờ tôi gặp lại T tại Bưu điện Chợ Lớn .Chúng tôi tay bắt mặt mừng, nỗi vui không sao tả xiết .Biết bao chuyện chưa nói hết, T hẹn sáng mai gặp nhau tại 194 Nguyễn Tri Phương quận 5.
Sáng hôm sau ,khi tôi đến chỗ hẹn thì mới biết đây chính là tiệm phở Tương Lai .Vừa bước vào cửa, tôi thấy T đang nhâm nhi cà phê nơi chiếc bàn liền sát bậc cửa ra vào. Anh đã “xí“ trước chỗ cho tôi bằng một chai sữa tươi gọi sẵn. Liếc nhìn quanh, tôi thấy bàn nào cũng chật khách ,có cả mấy người nước ngoài . Tôi vừa ngồi xuống , T búng hai ngón tay ra hiệu. Một cô bé phục vụ bước tới . Anh kêu một tái nạm gầu rồi ngó tôi :“Cậu thì chắc vẫn tái nạm nước trong như ngày xưa ? ”.Tôi mỉm cười gật đầu . Trong lúc ngồi chờ, tôi đảo mắt nhìn quanh.Trái với vẻ bình dân ngoài mặt tiền, phía trong tiệm nom sang trọng hơn do mới được tân trang lại. Đập vào mắt tôi là hai dãy ghế bằng i-nốc sáng choang .Trên tường, ngoài mấy chiếc quạt đang vù vù quay ,tôi thấy một tấm áp-phích quảng cáo phở Tương Lai và một bản danh sách liệt kê những món phở của tiệm . Nền nhà sử dụng gạch ốp-lát kiểu mới bóng lộn. Các cô bé mặc áo đỏ mang chữ Tương Lai trên lưng tươi tắn tới lui phục vụ khách. Từ một góc phòng, tiếng nhạc không lời âm vang nhè nhẹ.Tất cả góp phần tạo nên một khung cảnh ấm cúng , thân mật.
Hai tô phở vừa đặt xuống bàn toả hơi thơm lừng. Tôi nhận ra nước dùng ở đây rất trong , thơm mùi bò mà không gây. Những miếng thịt nạm thái không mỏng , không dầy, góc cạnh vuông vắn ,xếp lớp trải đều . Vắt lên trên chúng là những lát thịt bò mỏng , tai tái trắng hồng nom bắt thèm. Quả là một tô phở hấp dẫn ! Chưa ăn mà nước miếng của tôi đã ứa đầy miệng. Nhìn sang T, tôi thấy anh đang dồn hết tâm trí vào việc ăn phở. Đầu chúi vào tô phở . Đôi mắt mở to . Sống mũi phập phồng theo từng hơi hít hà sâu .Hai tay thoăn thoắt nhặt rau. Từng lá rau húng , cọng ngò gai, miếng ớt ,nhánh hành trần…lần lượt được anh bỏ nhanh vào tô . Anh thêm muỗng tương ớt , nặn chút chanh rồi xoa tay nhón đôi đũa .
Mải nhìn con người có “tâm hồn ăn uống “ biểu diễn khúc “dạo đầu “phở quá ư hấp dẫn nên khi tôi cầm đũa thì tô phở của anh đã vơi non nửa. Anh hóm hỉnh cười, nheo mắt có vẻ như chế giễu sự chậm chạp của tôi : " Ăn phở phải ăn thật nhanh khi nó còn đang nóng hổi thì mới ngon .À , hồi nãy đi ngang quầy phở, cậu có thấy những miếng củ cải trắng nổi ở trong thùng nước dùng không ? Chính thứ củ cải trắng đó đã làm cho nước dùng trong và ngọt dịu . Chỉ khi khách quen yêu cầu thì chủ mới cho thêm vài ba miếng vào tô. Bởi phở Tương Lai ngon lại hợp với “gu” của mình nên mỗi dịp về nước, khi ăn phở thường mình chỉ tới đây thôi.”
Khi chúng tôi đứng dậy , một người đàn ông trung niên ,dáng chừng là chủ, bước đến bên cám ơn.Vừa nghe T giới thiệu tôi, ông vồn vã mời bữa khác ghé ăn . Giọng nói gốc Hoa của ông, bất giác khiến tôi suy nghĩ : Không phải là người Việt mà sao ông ta nấu phở ngon đến thế ? Tôi dạ và nói :”Ông chủ có thể cho biết phở Tương Lai khai trương từ bao giờ không ?” Ông ta vội xua tay chỉ về phía người đàn bà đứng ở quầy : "Bà chị tôi mới là người đứng ra trông coi .Tiệm phở này trước đây của ba tôi . Bây giờ già , chân đau , ông phải nghỉ ngơi trên lầu. Gia đình tôi ra tiệm từ năm 1956 ở một địa điểm khác gần đây thôi, được dăm năm thì chuyển về đây". T xen vào :"Vậy là phở Tương Lai xuất hiện đã trên năm chục năm .Nhưng sao gia đình ta không xây cất lại cho khang trang hơn ? " . Người đàn ông mỉm cười : " Chẳng giấu gì hai ông , không phải ba tôi không có khả năng nhưng ông để vậy là muốn khách quen đi xa trở về còn nhận ra mà ghé vào ”.
Chúng tôi rời khỏi tiệm phở với tâm trạng khác nhau .Nhìn hai chữ Tương Lai trên bảng hiệu tiệm phở , tôi chợt nghĩ đến tương lai đứa con trai út không biết sẽ đi về đâu nếu làm bài thi sáng nay không tốt . Còn T, có lẽ vẫn còn đang thả hồn trôi theo dư vị ngon của tô phở Tương Lai vừa ăn hồi nãy. Khi bắt tay giã biệt tôi (mai T về Mỹ không biết ngày nào chúng tôi sẽ gặp lại), thay vì lời chúc phúc thông thường , anh lại chỉ vào tấm bảng hiệu in hình đầu bò bảo tôi : "Đi đâu mình cũng không quên được nó ". T hơi vô tình nhưng tôi không trách bạn mình, bởi một con người bay cả ngàn cây số về nước chỉ để ăn phở thì trong đầu óc còn có thứ gì khác nữa đâu.
- Nguyenuthang -